Những nguyên nhân hỏng bơm thủy lực thường gặp

03/02/2020

Bơm thủy lực cũng giống với các thiết bị khác khi hoạt động một thời gian thì sẽ bắt đầu xuất hiện những sự cố, trục trặc mà không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bơm mà còn đến năng suất làm việc, độ bền bỉ của hệ thống. Trong nhiều trường hợp, buộc khách hàng phải dừng hoạt động để tìm hiểu nguyên nhân, sửa chữa nên chậm tiến độ sản xuất, gia công. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề thường gặp và nguyên nhân hỏng bơm thủy lực này nhé.

Trong một hệ thống thủy lực hoàn chỉnh thì luôn xuất hiện bơm thủy lực. Nó hút và đẩy chất lỏng để cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động. Nếu bơm gặp vấn đề thì chắc chắn hệ thống sẽ trục trặc.

Việc nắm bắt được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động sẽ giúp việc lựa chọn bơm, lắp đặt và sửa chữa. Nó cũng giúp khách hàng có thể xử trí được sự cố, phát hiện và dự đoán hư hỏng để tìm hướng giải quyết.

Một số sự cố mà bơm piston, bơm bánh răng, bơm cánh gạt thường gặp: bơm bị mòn, bơm bị rò rỉ, trầy xước bơm, xâm thực, bơm quá tải… Chúng ta sẽ đi lần lượt các sự cố từ thường gặp nhất nhé.

các dạng hỏng bơm thủy lực

1. Bề mặt làm việc bơm thủy lực bị mài mòn

Đây chính là dạng hư hỏng thường gặp nhất hiện nay. Sau một thời gian dài làm việc, những thiết bị phải hoạt động liên tục như bơm thủy lực, xi lanh, motor sẽ bị ăn mòn và dẫn đến hư hỏng.

Ma sát là hiện tượng luôn xảy ra khi bơm hoạt động. Hậu quả của việc ma sát đó là ăn sinh ra nhiệt cao và ăn mòn.

Riêng đối với bơm bánh răng thì khi moment động cơ điện truyền tới thì bánh răng chủ động ăn khớp với bánh răng bị động thì ma sát giữa 2 bánh răng rất lớn. Khách hàng càng mong muốn áp suất cao thì các bánh răng lại phải làm việc rất vất vả.

Riêng đối với loại bơm piston thì sự ma sát này lại diễn ra giữa ống xi lanh với đầu piston. Với áp suất làm việc trên 200 bar, tốc độ vòng quay có thể đạt 1000 vòng trên phút thì việc ăn mòn, ma sát trên bề mặt bơm càng diễn ra nhiều hơn.

Chất lượng bề mặt của bơm luôn được các hãng chú ý để hoàn thiện một cách tốt nhất.

Tùy theo hãng sản xuất mà vật liệu chế tạo khác nhau nhưng nhìn chung đều có đặc tính chống mòn tốt. Người ta thường chọn kim loại có độ cứng tiêu chuẩn HRC từ 60 trở lên.

Khi chọn bơm thì cần quan tâm đến độ cứng bề mặt, các đặc tính chống lún, chống uốn, chống mòn, chống xước cũng như xác định loại: kim loại nặng, kim loại màu. Độ cứng sẽ quyết định hàng đầu đến tuổi thọ của bơm.

Nếu bề mặt bơm bị ăn mòn nhanh chóng thì chắc chắn bơm sẽ hư hỏng, rò rỉ và không đạt hiệu suất.

mài mòn răng trong bơm bánh răng
Mài mòn răng trong bơm bánh răng

2. Trầy xước bề mặt làm việc trong bơm thủy lực

Ngoài việc hao mòn theo thời gian thì trầy xước bề mặt là một yếu tố phá hủy bơm thủy lực nặng nề.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên tuy nhiên chủ yếu là do dầu bẩn. Chất bẩn đến do dầu bẩn hoặc hệ thống bẩn. Nó cũng là sản phẩm của quá trình oxi hóa, mài mòn.

Dầu thủy lực bẩn do nguồn dầu có chất lượng kém, không được lọc sạch trước khi dẫn vào bể chứa để cung cấp cho hệ thống hoạt động.

Hệ thống bẩn có thể do các thiết bị chưa được vệ sinh kỹ càng trước khi lắp đặt nên vẫn bám bụi, có ba dớ… Con người cần giám sát kỹ lưỡng quá trình di chuyển, lắp đặt, cài đặt để hạn chế bụi bẩn rơi vào. Và tình trạng này sẽ rất nguy hiểm đối với các xi lanh tự gia công, thùng dầu của bộ nguồn tự thiết kế.

Sau một thời gian hoạt động, các mạt sắt, hạt kim loại nhỏ sẽ bị bong ra và theo dòng chảy của dầu đi khắp hệ thống. Chúng đến bơm, dưới tác động của áp cao, tốc độ lớn thì các hạt này sẽ ma sát lên bề mặt bơm khiến nó bị xước nặng nề. Chúng phá hủy bề mặt của chi tiết nhanh gọn.

Chúng ta có thể hiểu như sau: Hạt kim loại sẽ phá hủy lớp bề mặt trước. Mặt này quan trọng khi nó bảo vệ chi tiết máy. Lớp này được thiết kế thấm kim loại, nhiệt luyến.

Nếu xước sâu thì sẽ xuất hiện rò rỉ trong bơm. Các gioăng phớt cũng bị hỏng và từ đó bơm sẽ không kín như ban đầu, có hiện tượng xâm thực.

Dầu bẩn không chỉ gây xước bề mặt bơm mà còn gây ảnh hưởng đến tất cả các chi tiết, phần tử thủy lực trong hệ thống.

3. Bơm thủy lực bị rò rỉ

Rò rỉ là sự cố mà khách hàng thường gặp phải khi sử dụng bơm. Nếu đang hoạt động bình thường mà hệ thống thủy lực chưa cung cấp đủ lượng dầu, nhớt cho máy móc hoạt động thì hãy nghĩ ngay đến bơm bị rò rỉ.

Trong bơm luôn có gioăng, phớt. Đây cũng chính là bộ phận dễ hư hỏng, mỏng manh nhất. Chất liệu sản xuất chính của nó là cao su có thêm sắt, thép để tăng cường. Gioăng phớt phải ngăn chặn rò rỉ, đảm bảo đàn hồi tốt, miết chặt vào 1 số vị trí.

Gioăng phớt thủy lực dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, áp suất lớn nếu dùng loại kém chất lượng hoặc không phù hợp. Tại một số cửa hàng, khi mua bơm thường khách sẽ được khuyên mua thêm 1-2 bộ gioăng phớt để sử dụng khi gặp sự cố.

Lưu ý với khách hàng khi có nhu cầu mua lẻ gioăng phớt thì chú ý đến bơm vì mỗi bơm có một đặc tính, kích cỡ, kết cấu, áp suất khác nhau. Nếu lựa chọn gioăng phớt không phù hợp sẽ khiến bơm bị rò rỉ khi gặp áp suất cao và nhiệt lớn. Phớt chất lượng sẽ có tuổi thọ cao, mềm dẻo và bền bỉ vì thế cần lựa chọn những hãng sản xuất uy tín trên thị trường.

4. Quá tải khiến bơm thủy lực hư hại

Nhắc đến quá tải bơm, quý khách hàng nghĩ ngay đến công suất nhưng nó sẽ bao gồm cả thời gian làm việc. Đây chính là nguyên nhân hỏng bơm thủy lực thường gặp nhất trong các máy móc.

Nếu bơm quá tải thì điều đầu tiên đó là hư hại bơm, ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác của hệ thống.

Hầu hết các kỹ sư đều lựa chọn bơm lắp vào trạm nguồn mini hay bộ nguồn theo một nguyên tắc đó là: Bơm thủy lực được chọn sẽ có công suất hoạt động tầm 70% – 80%.

Khách hàng không nên để bơm hoạt động quá công suất hay nói cách khác là quá tải. Nếu bơm của hệ thống nâng hạ vật bằng thủy lực bị quá tải trong 1 thời gian dài, bơm sẽ không hút và đẩy dầu cũng như tạo nên một áp đủ khi cần nâng. Một số hệ thống không lắp đặt van 1 chiều sẽ có hiện tượng bơm bị quay ngược lại do áp lực ngược từ phía tải trọng. Điều này khiến bơm nhanh hỏng hơn và hỏng trầm trọng.

Quá tải nhiệt độ là điều mà chúng ta không thể bỏ qua. Khi làm việc liên tục với cường độ cao thì sẽ sinh nhiệt lớn nếu ta không kịp thời làm mát bằng quạt tản nhiệt hoặc nước. Nhiệt sẽ làm các gioăng hay phớt không còn giữ độ đàn hồi ban đầu nên sẽ không kín bơm.

Tuy nhiên, đó không phải là điều đáng lo lắng nhất. Sự giãn nở kim loại trong bơm mới là vấn đề lo ngại. Ví dụ như với bơm bánh răng thì vỏ bơm và đỉnh răng giữ một khoảng cách nhất định, tương tự là ống xi lanh với về mặt piston của bơm piston.

Các khe hở này tránh làm xước piston, thuận tiện khi lắp đặt bơm, bỏ ma sát giữa 2 bề mặt bơm khi làm việc. Các khe hở được hãng kỹ thuật thiết kế sao cho không tạo ra sự rò rỉ về áp cũng như lưu lượng.

Và khi nhiệt tăng cao quá mức, khe hở nhỏ sẽ biến mất làm ma sát tăng, nhiệt độ lớn, ăn mòn xuất hiện và bơm bị hư hại và sẽ nghiêm trọng hơn nếu hệ thống sử dụng dầu bẩn hoặc có các mạt sắt, hạt kim loại ở bên trong.

Ngoài ra, nếu bơm quá tải thì sẽ dẫn đến gãy hoặc hỏng trục bơm chi tiết quan trọng của hệ thống.

5. Do xâm thực

Một số người nhận định, xâm thực là nguyên nhân gây hỏng bơm nặng nề nhất và cũng thường xuyên xuất hiện nhất.

Vậy xâm thực là gì? Đó là bề mặt kim loại của bơm bị các bọt khí của dầu, nước bắn phá. Bọt khí này được hình thành trong quá trình chạy bơm. Bọt khí này vỡ tạo ra những làn sóng dao động là mỏi bề mặt kim loại. Áp suất và nhiệt độ tác động lên bề mặt kim loại lớn làm bơm hỏng nhanh chóng.

Dấu hiệu của hiện tượng này đó là bơm rung lắc khi hoạt động, tạo ra tiếng ồn lớn. Khi kiểm tra thì thấy lưu lượng và áp bị tụt rất nhanh và nhiều.

xâm thực bơm thủy lực
Xâm thực trong bơm thủy lực

6. Hoạt động không tải làm hư bơm

Hoạt động không tải là gì? Đó là bơm vẫn được cung cấp dầu để hoạt động nhưng lại không sinh công.

Có rất nhiều người quan điểm sai lầm: Bơm chạy không tải sẽ không ảnh hưởng đến độ bền, không phát sinh vấn đề, sự cố. Tuy nhiên, hoàn toàn ngược lại.

Trong cấu tạo của bơm bánh răng, bơm piston luôn có một lớp màng dầu giữa block xi lanh và đĩa phân phối hoặc bích số 8 và trục bơm. Màng này có chức năng giảm ma sát.

Khi đó, lực ly tâm lớn, bơm chạy không tải kéo theo tốc độ của động cơ bơm cao hơn làm lớp màng biến mất. Các lớp bề mặt của bơm sẽ ma sát với nhau mạnh mẽ gây ra tình trạng ăn mòn. Nó sẽ làm hư bơm, rò rỉ và tạo nên sự cố trục trặc hệ thống.

Tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp

7. Lắp ngược làm bơm thủy lực rò rỉ

Chúng ta cần phải xác định được là bất kỳ bơm thủy lực nào cũng có thể chuyển sang hoạt động của động cơ thủy lực và ngược lại. Và vì cấu tạo của bơm đối xứng.

Khi lắp bơm bánh răng, khách có thể lắp thuận hoặc ngược bích và đổi chỗ các bánh răng mà vẫn khít, thuận lợi. Chúng chỉ hỏng khi chạy bơm.

Trong quá trình lắp cần phải cẩn thận, chú ý những vị trí thuận, nghịch và đánh dấu lại bằng bút. Tác hại nguy hiểm của việc lắp ngược đó là xuất hiện xâm thực và rò rỉ.

Khi lắp, ta nên lấy vỏ bơm để làm chuẩn. Lắp bánh răng vào trục thì cầm lấy trục của bánh răng chủ động quay theo chiều kim đồng hồ thuận. Vùng ra khớp sẽ lắp bên cửa hút.

Nếu thắc mắc về bơm thủy lực, khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp những nguyên nhân hỏng bơm thủy lực nhanh chóng, chính xác nhé.

hot line tư động hóa đà nẵng
Chia sẻ