Với các khách hàng lần đầu tiếp cận hoặc tìm hiểu về hệ thống thủy lực, câu hỏi đầu tiên họ đặt với chúng tôi đó là: Dầu thủy lực là gì? Điều mà khách hàng muốn biết rất nhiều bao gồm cả phân loại dầu, tính chất, kiểm tra độ sạch của dầu hay tiêu chuẩn của dầu hiện nay. Nếu như không có thông tin đầy đủ, chính xác thì việc lựa chọn, sử dụng sẽ rất khó khăn và đạt hiệu quả không cao lại tiêu tốn nhiều chi phí và tiền bạc. Nếu hệ thống của bạn cần thay thế dầu gấp thì bạn sẽ làm gì? Vì thế mà bài viết hôm nay của EMDN sẽ giúp quý khách có thêm những kiến thức về loại chất công nghiệp này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung chính
Dầu thủy lực là gì?
Hệ thống thủy lực là thành phần quan trọng, đóng vai trò chủ chốt của sản xuất công nghiệp nước ta. Hệ thống ấy gồm: xi lanh, động cơ, bơm, van, phụ kiện, ống dẫn, đồng hồ… thực hiện những công việc nặng nhọc, độc hại. Và xuyên suốt hệ thống ấy người ta sử dụng 1 loại chất công nghiệp có tên gọi chung là dầu thủy lực.
Vậy dầu đó là gì?
Dầu thủy lực là một tổ hợp các chất, chuyên dụng cho hệ thống thủy lực. Dầu là sản phẩm của quá trình pha chế với công nghệ độc đáo từ dầu gốc kết hợp với các chất phụ gia đa năng theo một tỉ lệ nhất định. Mục đích của hãng đó là tạo nên một chất có thể truyền năng lượng, thêm các tính năng dùng cho hệ thống thủy lực.
Thành phần chính của dầu thủy lực sẽ bao gồm: Ether, Glycol, Silicone, Este, dầu khoáng.
Chất phụ gia có trong dầu đó là:
+ Chất chống gỉ: Khi dầu có chất này thì nó sẽ bao phủ bề mặt chi tiết máy móc, hạn chế tối đa quá trình hoen gỉ.
+ Chất chống mài mòn: Sau một thời gian làm việc, nếu khách hàng sử dụng dầu có chất này sẽ bảo vệ chi tiết máy khỏi sự ma sát.
+ Chất chống oxi hóa: Chất phụ gia này giúp tuổi thọ của dầu được lâu hơn, giảm lượng cặn lắng trong dầu.
+ Chất chống đông: Với các thiết bị máy móc làm việc ở xứ lạnh hoặc môi trường nhiệt độ khắc nghiệt, chất này giúp dầu vẫn ở trạng thái lỏng, không đông băng để hoạt động.
Khi thay đổi tỉ lệ, thành phần của các chất phụ gia thì dầu thủy lực sẽ thay đổi tính chất.
Điều mà khách hàng cần quan tâm khi dùng dầu thủy lực đó là: Độ nhớt của dầu, điều kiện sử dụng của bộ phận truyền lực trong hệ thống, thời tiết. Không chỉ truyền lực, dầu còn thực hiện các nhiệm vụ khác như: Làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ.
Nếu hệ thống thủy lực là một cơ thể khỏe mạnh thì dầu thủy lực đóng vai trò là máu đi nuôi dưỡng và cung cấp.
Phân loại dầu thủy lực
Hiện nay, người ta phân chia dầu theo 2 yếu tố đó là chức năng và nhớt động học.
Phân loại theo chức năng
Khi có nhu cầu, khách hàng có thể lựa chọn dầu gốc khoáng, phân hủy sinh học và chống cháy các loại để sử dụng.
Dầu thủy lực gốc khoáng
Là loại dầu thủy lực được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% thị trường tiêu thụ.
Người ta nhận xét: Dầu thủy lực gốc khoáng lý tưởng nhất cho các máy móc thủy lực. Chỉ số độ nhớt của loại dầu này cao nên có thể sử dụng trong một khoảng rộng. Với môi trường có nhiệt độ thấp thì dầu gốc khoáng là lựa chọn tốt nhất. Trong dầu luôn được pha thêm các chất phụ gia: chất chống mòn, chống oxi hóa, chống rỉ sét… Sau một thời gian sử dụng thì các chất này sẽ bị mất đi nhưng chất lượng dầu vẫn được đảm bảo trong một thời gian nữa. Dầu được xử lý tốt nên chống tạo bọt, tách nước tốt.
Dầu thủy lực phân hủy sinh học
Là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết về môi trường cũng như sinh thái. Thành phần của này có dầu gốc tổng hợp khả năng phân hủy và các chất phụ gia thân thiện. Dầu dùng trong lâm nghiệp, nông nghiệp và một số loại máy móc.
Dầu thủy lực chống cháy không pha nước
Đây là loại dầu dùng cho những hệ thống hay dây chuyền làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, dễ xảy ra nguy cơ cháy nổ như: lò thép, tua bin, lò nung, lò đúc khuôn.
Loại dầu chống cháy này có đặc điểm là không có thành phần nhũ tương, hàm lượng nước 0% như HFDR, HFDU
Dầu thủy lực chống cháy pha nước
Các loại dầu thủy lực chống cháy pha nước như: HFAE, HFAS, HFB, HFC… Đây là loại hợp chất được pha chế đặc biệt để sử dụng ở những vị trí tiếp xúc với tia lửa, nhiệt độ cao. Đặc điểm của nó là khó bắt lửa, không làm lan truyền lửa từ nguồn lửa nên bảo vệ được hệ thống an toàn nhất.
Phân loại theo độ nhớt động học
Dầu 32, 46, 68 là gì? Chúng ta sẽ lần lượt trả lời những câu hỏi để tìm ra đặc điểm của từng loại nhé.
Dầu thủy lực 32 là gì?
Dầu thủy lực 32 là gì? Câu trả lời rất đơn giản: Đó là loại dầu mà có thông số độ nhớt được tính theo thang đo tiêu chuẩn quốc tế ISO VG- ISO GRADE chỉ số là 32. Do có độ nhớt thấp nên loại dầu 32 này được dùng cho những máy móc hay xi lanh thủy lực có công suất nhỏ hoặc dùng để làm sạch đường ống dẫn.
Dầu thủy lực 46 là gì?
Vậy dầu thủy lực 46 là gì? Tương tự như với dầu 32, dầu 46 là loại dầu thủy lực có chỉ số độ nhớt được đo và phân chia theo tiêu chuẩn quốc tế ISO VG- ISO GRADE là 46. Độ nhớt của loại dầu này được đánh giá trung bình nên được lựa chọn để dùng cho các máy nâng hạ, máy ép mà công suất hoạt động từ trung bình trở lên.
Dầu thủy lực 68 là gì?
Dầu 68 là loại dầu thủy lực có chỉ số ISO VG – ISO GRADE trong thang đo của NAS là 68.
Đặc điểm của loại dầu này là có độ nhớt cao, chuyên dùng cho những máy móc, dây chuyền có công suất khủng đến siêu khủng. Ưu điểm của dầu thủy lực 68 là gì? Đó là khả năng là truyền công suất cao trong thời gian dài mà không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, không xảy ra hiện tượng dầu thủy lực bị nóng làm thay đổi tính chất dầu.
Tùy theo nhu cầu thực tế của từng loại máy, công suất hoạt động, đặc điểm của môi trường mà khách hàng có thể lựa chọn các loại dầu thủy lực có tính chất khác nhau.
Vai trò của dầu thủy lực
Càng khám phá dầu thủy lực thì chúng ta càng nhận ra, dầu có nhiều công dụng, vai trò. Nó không chỉ được dùng cho những máy móc như máy đào, máy xúc, các loại xe cơ giới như: xe cẩu, xe cần trục thì dầu thủy lực còn dùng trong các máy ép, máy nén, máy cán, hệ thống xi lanh để dập, in chấn…
Truyền tải công suất
Đây là chức năng chính cũng là quan trọng nhất đối với dầu. Nó nhận năng lượng và lực từ bơm và dẫn truyền chúng đi trong hệ thống đến cơ cấu chấp hành là xi lanh hay các cơ cấu truyền thống: dây xích, bánh răng, trục vít…
Dùng dầu thủy lực nên việc khoảng cách xa hoặc địa hình khó khăn, ngặt nghèo cũng trở nên dễ dàng hơn. Dầu có thể truyền dẫn trong các ống cứng kim loại và cả ống mềm dẻo.
Dầu thủy lực sẽ truyền tải nguyên vẹn công suất, lực đến với cơ cấu chấp hành trong thời gian nhanh nhất do nó có tính nén. Khác hẳn so với trước kia, bánh răng là hệ truyền động có công suất lớn nhất của hệ thống, thủy lực sẽ khuếch đại chúng lên nhiều lần.
Làm mát
Phương pháp hạ nhiệt độ bên trong hệ thống hiệu quả, tiết kiệm nhất đó chính là dầu thủy lực. Bề mặt của các chi tiết khi chuyển động thường ma sát tạo nên nhiệt độ cho đến khi hệ thống dừng hoạt động. Khi chúng ta cho dầu thủy lực di chuyển tuần hoàn bên trong thì nó sẽ hấp thụ nhiệt độ cao và tỏa phát tán ra môi trường bên ngoài. Từ đó, nhiệt độ được đảm bảo ổn định.
Bôi trơn
Trong quá trình vận hành, bề mặt của các chi tiết nếu không được bôi trơn thì sẽ bị ăn mòn nhanh chóng dẫn đến tuổi thọ thiết bị giảm, tăng sự cố và hỏng hóc. Ngoài ra, khi ăn mòn sẽ sinh ra nhiệt độ. Điều này không tốt cho hệ thống nên vai trò bôi trơn của dầu cần được phát huy.
Làm kín
Vai trò làm kín của dầu thủy lực phụ thuộc phần nhiều vào độ nhớt của dầu. Dầu có độ nhớt cao sẽ thay thế cho chất làm kín tại các vị trí lắp gioăng phớt mà mắt thường đôi khi chúng ta không phát hiện được.
Chống ăn mòn và oxi hóa
Dầu thủy lực có chứa gốc khoáng nếu có pha phụ gia chống ăn mòn, oxi hóa thì trên bao bì hoặc thùng chứa có ký hiệu HM.
Dầu thủy lực có khả năng chống oxi hóa tốt. Chất chống oxi hóa gốc hoặc oxi hóa phân hủy có trong dầu có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy của dầu từ đó kéo dài thời gian sử dụng của dầu.
Các tác nhân có tính axit sẽ dễ dàng ăn mòn trong dầu sẽ dễ dàng ăn mòn bề mặt kim loại tiếp xúc. Vì vậy dầu sẽ bao phủ lên bề mặt, tạo nên một lớp màng chắc chắn để bảo vệ bề mặt kim loại khỏi những yếu tố ăn mòn.
Phân tách môi trường trong ngoài cho hệ thủy lực
Dầu thủy lực sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tách môi trường bên trong và bên ngoài cho hệ thống thủy lực.
Người ta dùng để phân chia môi trường có áp cao tại cửa ra của máy bơm với môi trường có áp suất thấp của đường vào máy bơm.
Nếu như dầu bẩn, thiếu dầu, dầu kém chất lượng sẽ tạo ra hiện tượng xâm thực làm vỡ bề mặt kim loại, hư hỏng bề mặt tiếp xúc, tuổi thọ kém.
Tính chất của dầu thủy lực
Đối với nhiều người, tính sánh hay còn gọi độ nhớt là tính chất quan trọng của dầu thủy lực. Theo như quan sát thì độ nhớt sẽ tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Điều đó có nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì độ nhớt giảm, nhiệt độ giảm thì độ nhớt tăng cao. Chính vì thế nên dù là hệ thống, máy móc cơ giới giống nhau nhưng dầu bôi trơn, dầu thủy lực cho xe nâng, dầu thủy lực cho máy xúc ở nước có nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh sẽ khác dầu bôi trơn nhiệt độ, khí hậu nhiệt đới.
Tùy vào ứng dụng cụ thể của dầu thủy lực trong từng trường hợp mà sử dụng loại dầu có tính chất khác nhau.
Hầu hết các khách hàng đều được khuyên: Dầu có độ nhớt cao sẽ thích hợp với các hệ thống hoạt động công suất lớn.
Vì sao như vậy? Thông thường độ nhớt cao sẽ đồng nghĩa với nhiệt độ tới hạn cận cao. Máy có công suất lớn sẽ hoạt động liên tục, sinh ma sát và nhiệt cao. Nếu dùng dầu có nhiệt thấp, độ nhớt thấp thì sẽ nhanh chóng bị oxi hóa dẫn đến biến chất, mất đi tính năng ban đầu. Hoặc nó có thể không còn khả năng làm kín khiến hệ thống không hoạt động được.
Đối với hệ thống có công suất nhỏ thì ưu tiên sử dụng dầu thủy lực có độ nhớt thấp. Vì lượng nhiệt sinh ra không nhiều nên loại dầu này vẫn đáp ứng được yêu cầu. Nếu sử dụng dầu có độ nhớt cao thì sẽ gây lãng phí, hao tổn công suất đối với trường hợp này.
Đối với các máy hoạt động liên tục với công suất và cường độ cao thì tạo nên sức căng trên bề mặt dầu. Nắm bắt được điều kiện vậy nên hãng sản xuất cho phụ gia chống ăn mòn nhằm bổ sung để phù hợp với máy móc xây dựng, khai thác.
Có một lưu ý nhỏ dành cho khách hàng đó là: Hệ thống hay dây chuyền nào hoạt động với vận tốc nhanh thì lựa chọn dầu thủy lực có độ nhớt thấp và nên tránh việc lựa chọn dầu có độ nhớt không thích hợp.
Chỉ số đánh giá dầu thủy lực
Đánh giá chỉ số độ nhớt của dầu thủy lực
Độ nhớt chính là đặc trưng có bản của dầu thủy lực. Độ nhớt được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO VG – ISO GRADE. Chỉ số ISO VG càng cao thì độ nhớt càng cao.
Dầu thủy lực 15: Loại dầu có chỉ số ISO VG 15.
Dầu thủy lực 22: Dầu có chỉ số ISO VG 22 dùng cho ngành hàng không
Dầu thủy lực 32: Dầu thủy lực có chỉ số ISO VG là 32 dùng cho máy công cụ, truyền tải năng lượng với công suất nhỏ.
Dầu thủy lực 46: Dầu có chỉ số ISO VG là 46, dùng cho máy ép, máy nâng hạ hàng tấn, chục tấn.
Dầu thủy lực 68: Dầu có chỉ số ISO VG là 68, dùng cho máy xúc, máy công trường vài chục tấn.
Dầu thủy lực 100: Chuyên dùng cho máy siêu trọng, siêu khủng
Thế nào là dầu thủy lực tốt
Không ít người đang nhầm tưởng, dầu thủy lực tốt là dầu có độ nhớt cao. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Dầu tốt là dầu có khả năng duy trì tính chất của dầu mặc dù điều kiện bên ngoài, nhiệt độ thay đổi. Cụ thể là dầu giữ được tính chất trong lúc biên độ dao động nhiệt lớn thì được gọi là dầu thủy lực tốt.
Dầu thủy lực có độ nhớt thấp sẽ có chỉ số thay đổi độ nhớt nhanh hơn so với dầu có độ nhớt cao.
Dầu thủy lực giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào đó là loại dầu nào, do hãng nào sản xuất và được phân phối tại đâu? Điều này, khách hàng cần cân nhắc sao cho mua được loại dầu phù hợp với giá thành rẻ, chính hãng và thời gian bảo hành lâu dài nhất có thể.
Kiểm tra độ sạch của dầu
Độ sạch của dầu sẽ ảnh hưởng đến những thiết bị trong hệ thống. Sau đó là năng suất làm việc, tuổi thọ thiết bị và chi phí của người vận hành. Vì thế việc kiểm tra độ sạch cần phải thực hiện thường xuyên nhất.
Tại sao phải kiểm tra độ sạch của dầu?
Dầu quan trọng vì nếu dầu có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ thiết bị trong hệ thống chứ không phải chỉ một phần hoặc một số chi tiết. Thông qua quá trình kiểm tra độ sạch của dầu thì khách hàng cũng có thể trả lời cho câu hỏi dầu thủy lực bao lâu phải thay? Nó sẽ dự báo chính xác dầu bẩn như thế nào, lượng chất cặn có trong dầu, thời gian còn có thể khai thác dầu mà không phải thay thế sớm.
Ngoài ra, khách còn có thể tiết kiệm chi phí thay thế, sửa chữa hỏng hóc thiết bị do dầu bẩn.Nâng cao tuổi thọ cũng như hiệu quả làm việc của máy móc.
Phương pháp kiểm tra độ sạch của dầu
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp kiểm tra độ sạch của dầu như: Phân tích hàm lượng nước, phân tích hạt, phát xạ tia X, phân tích trọng lực.
Người ta thường chọn phương pháp máy đếm số hạt. Máy này sẽ phát ra một chùm các tia laser. Dựa trên hiện tượng quang học thì máy sẽ đo kích thước hạt và đếm số hạt đi qua.
Từ thông số đó, máy sẽ kết nối với phần mềm của hãng sản xuất viết để đưa ra kết luận cuối cùng mức độ sạch của dầu.
Lưu ý trước khi kiểm tra độ sạch của dầu
Trước đây, người ta thường gửi mẫu dầu đến các trung tâm, các viện kiểm nghiệm tuy nhiên thời gian rất lâu.
Ngày nay, các hãng sản xuất dầu thủy lực lớn đều có máy đo độ sạch riêng. Con người chỉ cần lấy mẫu dầu và đổ vào máy rồi chờ một vài phút để nhận kết quả. Khi kiểm tra dầu thì nên chọn phòng sạch sẽ, không kiểm tra tại nhà máy, công trường hay xưởng có nhiều khói bụi. Dụng cụ lấy mẫu dầu phải được vệ sinh sạch sẽ, lau khô. Máy kiểm tra nên được xì khô và lưu ý không được dùng tay vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Hướng dẫn cách lấy dầu để kiểm tra
Khi lấy dầu để kiểm tra thì không ít khách hàng sẽ băn khoăn không biết làm thế nào để hợp lý. Chúng ta nên lấy dầu khi hệ thống đang vận hành thông qua 1 đường dầu trích dẫn hướng lên trên.
Trước tiên: Đặt một thùng chứa dầu nhỏ dưới vòi của đường dầu.
Sau đó thực hiện việc đóng mở 5 lần để đường trích được làm sạch
Tiếp theo đặt bình lấy mẫu dưới vòi phun của đường dầu. Nên nhớ, chúng ta không chạm tay miệng bình, không làm bẩn bình.
Sau đó, chúng ta lấy lượng dầu chiếm khoảng 80% thể tích bình dầu lấy mẫu.
Cuối cùng là đậy nắp bình và mang đến máy để đo.
Tiêu chuẩn kiểm tra độ sạch của dầu thủy lực
Tiêu chuẩn độ sạch dầu thủy lực
Hiện nay, độ sạch của dầu thủy lực đều theo tiêu chuẩn NAS. Đây là tiêu chuẩn của bộ Quốc Phòng Mỹ tạo ra để ứng dụng đo cho tên lửa, tàu vũ trụ.
Người ta phân thành các kích cỡ hạt: 5-15 micro, 15-25 micro, 25-50 micro, 50-100 micro, lớn hơn 100 micro.
Dựa trên bảng độ sạch này, ta có các loại dầu sau:
+ NAS 4: Dầu rất sạch, đáp ứng tất cả hệ thống.
+ NAS 5: Dầu rất sạch. Đáp ứng cho hệ thống có van servo, van tỉ lệ.
+ NAS 6: Dầu sạch, dùng cho hệ thống thủy lực thông thường
+ NAS 7: Dầu mới. Đây là dầu mới mua, dùng cho hệ thống công nghiệp.
+ NAS 8: Dầu cũ, không đáp ứng yêu cầu về áp suất cũng như độ chính xác.
Máy đo độ sạch của dầu thủy lực
Máy đó độ sạch là một thiết bị phổ biến dùng trong công nghiệp dành cho những hệ thống vận hành bằng dầu thủy lực.
Giá trị của máy này khá cao, từ vài nghìn đô đến vài chục nghìn đô. Tuy nhiên, kết quả đem lại rất nhanh, chính xác cho người dùng. Có hai cách hiển thị chỉ số đo: Qua màn hình trực tiếp của máy đo hoặc thông qua phần mềm kết nối với máy tính.
Đây chính là những thông tin bổ ích mà đội ngũ EMDN muốn mang đến cho khách hàng để trả lời câu hỏi: Dầu thủy lực dùng để làm gì? Hay dầu thủy lực 46 là gì?
Khi chúng ta hiểu rõ về dầu thủy lực, công dụng và chức năng của chúng thì chắc chắn việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, mang lại kinh tế cao là điều vô cùng dễ dàng.
Bên cạnh đó, những kiến thức này còn giúp việc lựa chọn được loại dầu thủy lực giá rẻ phù hợp với yêu cầu công việc của khách hàng được nhanh chóng. Mọi thắc mắc về dầu cũng như các thiết bị thủy lực, quý khách đừng ngại mà hãy liên hệ với EMDN để giải đáp ngay hôm nay nhé.