Bộ nguồn thủy lực – Trạm nguồn thủy lực

17/10/2019

Bộ nguồn thủy lực là thành phần không thể thiếu của các hệ thống vận hành bằng chất lỏng thủy lực. Thiết bị này có thể đáp ứng các yêu cầu công việc nặng nề và khắc nghiệt. EMDN xin giới thiệu một cách tổng quan về thiết bị này để giúp quý khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và sở hữu cho mình những bộ nguồn chất lượng, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.

Bộ nguồn thủy lực là gì?

Bộ nguồn hay còn được gọi với cái tên khác là trạm nguồn thủy lực, cụm thiết bị này đóng vai trò động lực của hệ thống. Ngày nay, bên cạnh các thiết bị thủy lực thì chúng ta vẫn thường thấy xuất hiện các bộ nguồn trong các máy móc, hệ thống, dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Vậy bộ nguồn thủy lực là gì? Thiết bị này có chức năng cung cấp dòng lưu chất có áp suất cao cho xi lanh, động cơ thủy lực hay các thiết bị khác trong hệ thống để hoạt động theo yêu cầu.

bộ nguồn thủy lực

Cũng có thể hiểu nó là thiết bị tạo ra nguồn năng lượng để hệ thống vận hành và cũng chính là nguồn động lực cho một số thiết bị chấp hành như: xi lanh…

Có nhiều người cho rằng bộ nguồn là máy bơm nhất là các bộ nguồn mini. Nhận định này hoàn toàn không đúng vì bộ nguồn có máy bơm, có thùng để chứa được chất lỏng thủy lực, có nhiều giai đoạn, chế độ bơm và có bộ làm mát.

Hệ thống thủy lực sẽ bao gồm các thiết bị như: motor, bơm, van, nguồn cấp, phụ kiện, xi lanh thủy lực, thiết bị chấp hành. Trong khi đó, bộ nguồn thủy lực được tích hợp sẵn nguồn chất lỏng thủy lực và van.

Đây cũng chính là lựa chọn của nhiều người khi mà chỉ cần tích hợp thiết bị chấp hành và các ống dẫn dầu là đã có ngay cho mình một bộ nguồn thủy lực hoàn chỉnh để sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thiết kế bộ nguồn thủy lực

Cấu tạo bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn là cụm thiết bị được kết nối với nhau theo một thiết kế cụ thể, phối hợp nhằm thực hiện việc chuyển hóa năng lượng điện năng thành năng lượng của chất lỏng thủy lực để cung cấp cho các thiết bị chấp hành.

Cấu tạo bộ nguồn thủy lực sẽ bao gồm nhiều thiết bị: bơm thủy lực, motor, các loại van thủy lực, phụ kiện, thùng chứa dầu, quạt tản nhiệt hoặc giải nhiệt OR.

bộ nguồn thủy lực

Thùng dầu thủy lực

Bộ phận này có kích thước lớn nhất. Nó là nơi chứa và dự trữ chất lỏng để cấp cho bộ nguồn hoạt động. Không những thế, nó còn là 1 nơi để gá gắn các thiết bị 1 cách chắc chắn, tiết kiệm diện tích.

Thùng dầu có dạng hình hộp vuông hoặc hình hộp chữ nhật. Khi thiết kế thì chúng ta cần chú ý đến kích thước của nó. Nếu thùng dầu có kích thước bé thì dung tích dầu được chứa không đủ cung cấp cho bơm làm việc và bộ nguồn vận hành. Thùng dầu quá lớn thì chiếm nhiều diện tích và gây ra lãng phí không cần thiết. Ba yếu tố kích thước đó là: chiều rộng, chiều dài, chiều cao của thùng phải phù hợp để hạn chế tình trạng sủi bọt, cung cấp dầu theo yêu cầu và giúp tản nhiệt dầu nhanh.

Thể tích của thùng dầu cần được các kỹ sư tính toán sao cho đảm bảo nhu cầu lượng dầu hệ thống và tốc độ tỏa nhiệt.

Thùng dầu thường được làm từ vật liệu: thép, inox 304. Thường thì inox 304 được các công ty lựa chọn vì nó không chỉ cứng cáp, chống oxi hóa tốt mà còn dễ vệ sinh, chống bám bụi. Lưu ý đến chi tiết chân đế vì đây là 1 chi tiết không cho phép mặt đáy của thùng dầu tiếp xúc trực tiếp với mặt nền. Chân đế thiết kế có độ cao phù hợp sẽ tránh đáy đặt sát với mặt nền, hơi nước ngưng tụ không thoát được làm thùng bị nhanh rỉ hơn.

EMDN đang có sẵn các thùng chứa dầu 199 lít, 100 lít, 60 lít, 55 lít, 40 lít, 30 lít…

Bơm thủy lực

Không chỉ trong hệ thống thủy lực mà còn trong các trạm nguồn, bơm đóng vai trò là 1 trái tim, trung tâm, nó có vai trò kết hợp với motor điện để thực hiện hút dầu vào bơm và đẩy ra tại đầu ra của bơm, chuyển đổi sang năng lượng thủy lực. Bơm tạo nên 1 dòng dầu có áp suất để cấp cho các thiết bị làm việc thông qua ống dẫn. Động cơ kết nối với bơm thông qua kết nối âm cốt, kết nối trục và các kết nối khác.

Chúng ta có 3 loại bơm quen thuộc như: Bơm piston, bơm bánh răng, bơm cánh gạt, mỗi loại có một ưu điểm rất rõ ràng. Mỗi 1 loại bơm sẽ có cấu tạo khác nhau, thông số, kích cỡ, công suất, áp lực cũng sẽ khác nhau để chúng ta lựa chọn sử dụng cho các trạm nguồn, đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Bơm nhông: Phổ biến trên thị trường, áp suất và lưu lượng trung bình. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, khá bền.

+ Bơm lá: Xét về độ phổ biến thì sau bơm nhông, lưu lượng dầu bơm tốt, điều chỉnh được được lưu lượng, áp lực bơm thấp. Bơm làm việc dựa trên cánh gạt và trục quay. Số lượng cánh gạt mỗi bơm từ 8-12 cánh, số lượng cánh gạt càng lớn thì lưu lượng bơm càng đều.

+ Bơm piston Làm việc áp suất, lưu lượng lớn, độ bền lớn tuy nhiên cấu trúc phức tạp, giá thành cao lại là nhược điểm mà chúng tôi khuyên khách hàng cân nhắc khi lựa chọn.

Bơm piston với hiệu suất làm việc cao, lưu lượng và áp suất cao, độ bền lớn nên phù hợp với những hệ thống lớn, công việc nặng nhọc và liên tục. Trong khi đó bơm cánh gạt, bơm bánh răng thường chỉ phù hợp với công suất nhỏ, trung bình bởi lưu lượng và áp suất không cao. Bạn có thể cân nhắc các bơm của Joyang, Nachi, Besko, Yuken, Saintfon, HDX…

Động cơ điện (Motor)

Motor thủy lực hay còn gọi là động cơ. Nó là thiết bị được sử dụng để đưa bơm thủy lực vào hoạt động. Động cơ thường là động cơ điện, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng để chạy máy bơm thủy lực.

Có nhiều loại motor như: motor piston hướng kính, motor piston hướng trục, motor bánh răng, lựa chọn loại motor phù hợp phải dựa trên áp suất, lưu lượng, môi trường, chế độ hoạt động.

Chúng ta có thể tính toán để xác định đúng loại motor tiết kiệm được tiền cho khách hàng khi mua, lắp bộ nguồn thủy lực.

HP = (Q × P) ÷ (1714 × EM)

HP là mã lực

Q: là lưu lượng

P: là áp suất

EM: là hiệu quả của bơm về cơ học

Động cơ thủy lực của các hãng Rexroth, HDX, Saintfon được các khách hàng ưa chuộng vì giá tốt lại khá bền bỉ.

Van thủy lực

Đây là điều mà chúng tôi muốn khách hàng đặt biệt chú ý bởi vì để hình thành nên 1 trạm nguồn chúng ta sẽ sử dụng nhiều loại van khác nhau. Nếu bơm là trung tâm, xi lanh thủy lực là chấp hành thì van là cơ cấu. Trên 1 trạm nguồn tùy theo yêu cầu công việc cụ thể mà sẽ có sự kết hợp của các van như:

Van phân phối dầu: Van điện từ thủy lực sử dụng điện 24v, 220v. Chức năng của các van này đó là phân phối, điều khiển dòng dầu thủy lực sao cho đáp ứng yêu cầu của người dùng, cấp cho van khác hay xi lanh có trong hệ thống.

Van an toàn: Thuộc nhóm van áp suất, van có nhiệm vụ bảo đảm áp luôn trong phạm vi an toàn đã được cài đặt sẵn, bảo vệ hệ thống để nó có thể vận hành thông suốt.

Van 1 chiều: Van chỉ cho dòng dầu đi theo 1 chiều duy nhất, ngăn dầu chảy ngược về bơm nên sự cố hỏng hóc.

Ngoài những van trên thì người ta còn có thể dùng: van chỉnh áp, van chống lún, van khóa đồng hồ. Van tiết lưu với chức năng điều tiết lưu lượng dầu qua van, chúng ta có thể sử dụng nó để điều chỉnh tốc độ của chấp hành.

Bộ lọc hồi

Dầu thủy lực không phải lúc nào cũng sạch, cũng đảm bảo 100% chất lượng. Chính vì thế mà để bộ nguồn hoạt động ổn định, hiệu quả thì khách hàng lắp đặt bộ lọc dầu thủy lực theo các thùng dầu.

Khi hoạt động, áp suất cao làm van xả dầu về lại thùng. Dầu sẽ truyền áp lực đến thiết bị truyền động, tại đây van điều khiển hướng sẽ làm việc. Áp lực đòi hỏi áp lực tạo ra phải lớn hơn tải và lực cản thì mới có hiệu quả làm việc.

Sau cùng dầu sẽ được chảy về bộ lọc hồi và lưu thùng chứa và tái sử dụng cho một vòng tuần hoàn mới.

Độ sạch của dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào kích thước của lưới lọc, lõi lọc.

Hệ thống làm mát

Tất cả bộ nguồn thủy lực đều cần phải có hệ thống làm mát được gọi là bộ giải nhiệt dầu thủy lực. Đó có thể là quạt tản nhiệt hoặc OR. Một bộ nguồn có thể hoạt động với công suất cao, liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày liền nên lượng nhiệt sinh ra lớn.

Khi đó, dầu sẽ mang theo nhiệt độ về thùng chứa. Tại đây, gió từ quạt tản nhiệt sẽ làm mát dầu để dầu về trạng thái bình thường, tiếp tục làm việc.

Quạt tản nhiệt có nhiều kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên đều đảm bảo duy trì nhiệt độ dầu ở một mức đã được định sẵn. Ưu điểm của thiết bị này đó là thân thiện với môi trường, giá thành phải chăng, dễ dàng lắp đặt, làm việc với áp lực cao và rất bền bỉ.

Các phụ kiện khác

Bên cạnh các thiết bị mà chúng tôi vừa kể trên thì chúng ta sẽ cần các phụ kiện với chức năng kết nối, hỗ trợ trạm nguồn vận hành năng suất và ổn định.

Lọc dầu: Dầu thủy lực sẽ chảy xuyên suốt trong hệ thống, mang năng lượng sinh công, hồi dầu về lại thùng. Dầu sẽ sinh ra nhiệt, tản nhiệt, truyền cũng như nhận năng lượng. Các loại dầu: 32, 46, 68, 100 sẽ được lựa chọn.

Độ nhớt ảnh hưởng đến tính chất dầu. Nếu dầu có độ nhớt không phù hợp thì sẽ làm giảm tuổi thọ, oxi hóa dầu, sinh nhiệt cao và thậm chí là hệ thống không làm việc được. Chúng ta cũng cần cân nhắc để đảm bảo tránh việc rót quá nhiều dầu gây lãng phí và quá ít dầu ảnh hưởng đến vận hành.

Khối lượng dầu được tính bằng khối lượng dầu điền vào đường ống hay cơ cấu chấp hành rồi nhân với 2 hoặc 3, 4, 5 lần phụ thuộc vào cơ cấu chấp hành, công suất làm việc, chiều dài đường ống.

Dầu thủy lực sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị lẫn 1 số tạp chất gây hại như: bụi bẩn, hạt kim loại, đất cát, sợi ni lông, giấy… mà nếu đi vào trong hệ thống van, xi lanh sẽ gây ăn mòn, tắc nghẽn. Vì thế mà chúng ta cần phải lọc dầu để loại bỏ chất bẩn và nâng cao chất lượng dầu khi sử dụng. Lọc dầu mà EMDN sử dụng cho trạm nguồn của mình là MF đến từ hãng Libo.

Đồng hồ đo áp suất: Thiết bị này sẽ giúp cho con người nắm được mức áp suất hiện tại của trạm nguồn để kịp thời đưa ra các hướng xử lý khi hạ áp hoặc tăng áp quá mức. Đồng hồ cực kỳ quan trọng nên trong hầu hết các bộ nguồn nó đều xuất hiện. Trạm nguồn thì EMDN sử dụng đồng hồ dầu chân đứng, phí 63 hoặc 100mm của Ligi, Wika, Stauff…

Ống dầu thủy lực: Phụ kiện này sẽ có chức năng là dẫn dầu từ nguồn lên bơm và từ bơm đi đến các thiết bị trong hệ thống. Có rất nhiều loại ống dầu khác nhau với giá thành chênh lệch, người dùng nên chọn ống chính hãng để tránh bể vỡ làm rò rỉ dầu, thất thoát áp suất.

Ngoài các phụ kiện trên thì chúng ta còn cần có các phụ kiện khác: co nối, cút nối, thước nhớt, nắp thùng dầu, đế lắp van, chia dầu… Như chúng ta đã biết trạm nguồn là nó đã tích hợp các thiết bị chính và phụ kiện nên khi sử dụng chỉ cần rót dầu vào thùng và kết nối xi lanh là đã có ngay 1 hệ thống làm việc. Vì thế mà việc thiết kế, thi công trạm nguồn cần phải được chú trọng và cân nhắc cẩn thận để tránh tốn kém chi phí mà không đạt năng suất như mong muốn.

Quy trình vận hành của trạm nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực cũng giống với các thiết bị khác, đều có quy trình vận hành riêng.

Khi chúng ta mở nguồn điện để cung cấp cho bộ nguồn hoạt động, cuộn rơ le sẽ cấp và nối với 2 tiếp điểm thường mở. Motor ( động cơ) sẽ được cấp điện và hoạt động.

Motor là thiết bị biến dòng điện 220v được cấp thành cơ năng quay và truyền đến của trục bơm. Lúc này,bơm hoạt động và sẽ tiến hành hút dầu từ thùng chứa, đẩy đi trong hệ thống với một mức áp suất phù hợp, đã được điều chỉnh bằng van chỉnh áp.

Tùy vào loại bơm sử dụng là bánh răng hay cánh gạt, piston mà áp suất và lưu lượng cao hay thấp.

Nếu ta đóng nguồn điện, tiếp điểm đóng và motor ngừng quay. Bơm thủy lực sẽ ngừng hoạt động, cơ cấu chấp hành trong bộ nguồn sẽ bị khóa lại bởi van một chiều.

Trong lúc này, thiết bị điện điều khiển của bộ nguồn sẽ cấp điện vào coil của van điện từ dầu, làm dầu sẽ được xả qua van tiết lưu, van dầu trở về thùng chứa.

Khi muốn hoạt động, ta lại mở nguồn điện và bắt đầu một chu trình mới.

Khách hàng quan sát và theo dõi áp thông qua đồng hồ đo, công tắc áp suất được dùng để điều chỉnh áp suất trong bộ nguồn.

Ưu điểm của bộ nguồn thủy lực

Tại sao bộ nguồn thủy lực lại được sử dụng nhiều? Vì sao giá trạm nguồn thủy lực lại được rất nhiều người quan tâm?

bộ nguồn thủy lực

Đó là vì cụm thiết bị này có nhiều ưu điểm nổi bật, như:

+ Bộ nguồn khi được sử dụng có tiếng ồn rất nhỏ, vận hành êm ái

+ Với việc điều khiển tần số quay mà khách hàng có thể giảm mức tiêu thụ điện năng thực tế lên đến 40% so với một số hệ thống thông thường.

+ Vận hành dễ dàng chỉ với vài thao tác nhỏ. Bảo trì và bảo dưỡng thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.

+ Đặc biệt, mặc dù biến tần hay cảm biến áp suất gặp trục trặc thì bộ nguồn vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc tốt.

Nếu biến tần gặp các sự cố thì ngay lập tức, khách hàng đấu nối nguồn điện cấp chính với động cơ điện để hoạt động. Còn đối với biến áp suất thì dù bị hỏng, không nhận được tín hiệu thì vẫn đảm bảo tốc độ quay ổn định.

Ứng dụng của trạm nguồn thủy lực

Bộ nguồn bơm thủy lực có ứng dụng rất phong phú với các máy móc sản xuất công nghiệp, gia công, chế biến như: máy ép thủy lực, máy nâng thủy lực, máy nghiền, sàn nâng, bửng nâng… của các nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất nhôm, thép , kính…

bộ nguồn thủy lực

Bên cạnh đó, bộ nguồn còn khá quen thuộc khi được sử dụng trong hệ thống xử lý rác thải, ép phế liệu, chế biến gỗ, sản xuất nông – ngư cụ hoặc các hệ thống nâng hạ nhà xưởng, nâng hạ cửa nặng của thủy điện, hệ thống ép dầu lạc…

Tùy vào công việc, chế độ và công suất mà thiết kế cũng như cấu tạo của bộ nguồn có thể được thay đổi để phù hợp.

Thông số kỹ thuật bộ nguồn thủy lực

Nếu quan tâm đến bộ nguồn thủy lực thì bạn không thể bỏ qua các thông số kỹ thuật của nó như:

+ Tên gọi: Bộ nguồn thủy lực, trạm nguồn thủy lực

+ Điện áp sử dụng: Điện áp 380v hoặc 220v

+ Dung tích thùng dầu: Đa dạng từ 30 lít, 50 lít… 200 lít

+ Áp lực hoạt động: 10 bar- 700 bar

+ Chất lỏng thủy lực: Nhớt, dầu 68, dầu 32, dầu 46

+ Phụ kiện thủy lực: Đồng hồ đo áp, ống dẫn dầu, cút nối, van khóa đồng hồ, nắp thùng dầu, lọc dầu, thước nhớt, giải nhiệt dầu bằng gió.

+ Van thủy lực: Van xả tràn, van điện từ điều khiển, van an toàn, van 1 chiều.

+ Thùng dầu: Nhôm, inox 304

+ Thời gian bảo hành: Từ 6 tháng, 12 tháng tùy theo nhà cung cấp

+ Giấy tờ chứng chỉ: CO, CQ

+ Chế độ hàng: Có sẵn hoặc thiết kế, gia công theo yêu cầu

+ Xuất xứ: Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan…

Một số lưu ý khi dùng trạm nguồn thủy lực

Vậy khi vận hành trạm nguồn thủy lực thì bạn cần lưu ý những gì?

+ Chúng ta không nên tự ý điều chỉnh áp lực của bộ nguồn theo ý thích mà không có sự hướng dẫn, hỗ trợ của đơn vị cung cấp bộ nguồn để đảm bảo an toàn.

+ Xác định chính xác thể tích của xi lanh hệ thống dầu làm việc. Mỗi 1 hệ thống dầu thì cần có xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều có kích thước, đường kính và tải trọng khác nhau.

+ Sử dụng loại dầu thủy lực hay chất lỏng thủy lực có độ lỏng, độ nhớt… phù hợp với bộ nguồn. Loại dầu được sử dụng nhiều nhất là 32, 68 hoặc 46.

+ Xác định được áp suất của hệ thống thủy lực cần từ đó thiết kế hoặc chọn bộ nguồn có công suất, kích thước phù hợp.

+ Lắp đặt bộ nguồn ở nơi khô thoáng, vị trí bằng phẳng, chắc chắn.

+ Kiểm tra dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực và thay dầu sau 1 thời gian sử dụng. Chúng ta có thể cân nhắc thay dầu sau 100 giờ làm việc đầu tiên và tiếp theo là 300 giờ thì sẽ thay 1 lần.

+ Không được để cạn dầu trong thùng, dầu phải luôn có trong thùng và ở mức cho phép.

+ Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng bộ nguồn, loại bỏ những chất bẩn, làm sạch bụi bẩn để thiết bị đạt tuổi thọ cao nhất.

Các loại trạm bơm thủy lực phổ biến

Trạm bơm thủy lực được ứng dụng rất rộng rãi, không chỉ trong công nghiệp mà còn trong 1 số hoạt động đời sống của con người. Chúng ta có thể ví dụ như: Các bàn nâng, xe nâng, máy đào, máy kéo, máy ép, máy dập… của nhà máy chế tạo ô tô hay các dây chuyền vận chuyển hàng hóa, sử dụng trong nhà máy chuyên luyện kim, cơ khí. Bộ nguồn còn được sử dụng cho các ngành chuyên lắp ráp ô tô- xe cơ giới, chế biến gỗ, đóng tàu, sản xuất gạch.

Không những vậy, thiết bị còn dùng cho các nhà máy thủy điện, cao su, chế biến nhựa, xử lý rác thải, công trình xây dựng, dân dụng sửa chữa… Thiết bị còn ứng dụng trong thủ công nghiệp với các làng làm nhang đèn, đúc đồng, rèn hay ép dầu từ các loại hạt.

Việc sử dụng bộ nguồn thủy lực sẽ đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng bởi: gọn, nhẹ, đơn giản nhưng rất hiệu quả, dễ dàng di chuyển đến nhiều nơi và lắp đặt trong mọi môi trường. Bộ nguồn là hệ thống có thể thay đổi, lựa chọn loại thiết bị thành phần, điều chỉnh cho phù hợp với mỗi nhu cầu sử dụng trong mọi môi trường, các công việc khác nhau.

Bộ nguồn máy bẻ đai

Máy bẻ đai dùng trong xây dựng công trình cầu đường hay nhà ở. Kết hợp trạm nguồn và máy bẻ đai sắt giúp cho việc uốn lò xo, bẻ đai, uống dạng vòng tròn, vòng cung, bẻ thẳng các thanh thép, vật liệu được chính xác, dễ dàng hơn theo đúng yêu cầu của kỹ sư.

Bộ nguồn thủy lực máy bẻ đai là 1 trong sản phẩm nổi bật EMDN có ưu điểm nhỏ gọn, có thể di chuyển, lắp đặt tại nhiều vị trí khác nhau.

Trạm nguồn máy ép thủy lực

Trạm nguồn của máy ép thủy lực là những sản phẩm được khách hàng ưa chuộng tại EMDN. Máy ép tôn, máy ép gạch, ép bùn… được thiết kế, lắp ráp đúng theo yêu cầu, các thiết bị thành phần được chọn lọc kỹ càng đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: HDX, Yuken, Besko, Rexroth, Hydromax…

Đối với các ngành sản xuất gạch, than bùn hay ngói, vật liệu xây dựng thì hệ thống trạm nguồn được xem như 1 trợ thủ đắc lực vì nó giúp làm việc nhanh, tự động, không cần dùng nhiều nhân công như trước đây.

Sự phối hợp làm việc nhịp nhàng của máy ép công suất lớn, bộ nguồn, tủ điện mang đến 1 hệ thống tự động làm việc.

Độ bền của bộ nguồn sẽ phụ thuộc vào công suất, tải trọng làm việc và khâu vệ sinh bảo dưỡng trong suốt quá trình vận hành.

Bộ nguồn máy chấn tôn

Trạm nguồn máy chấn tôn thường được dùng tại các cửa hàng, nhà máy sản xuất và cung cấp tôn, sắt thép, xưởng gia công thiết bị, nhà máy cơ khí. Khi làm việc, máy chấn tôn cần có lực đủ mạnh để có thể chấn đứt tấm vật liệu kim loại, tôn, thép nhanh và dứt khoát.

Bộ nguồn cùng với máy chấn là giải pháp tối ưu và khá hoàn chỉnh để cấp lực đủ cho yêu cầu lại có thể làm việc tự động. Những bộ nguồn chuyên cho máy chấn tôn được EMDN thiết kế và gia công thì đều đảm bảo được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất kho để hạn chế sự cố có thể xảy ra khi hoạt động.

Trạm nguồn thủy lực bàn nâng, xe nâng

Những bộ nguồn thủy lực bàn nâng, xe nâng sẽ giúp nâng hạ bửng, sàn nâng được an toàn, nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Các bộ nguồn đã được tích hợp sẵn mạch van, thùng dầu kèm với bơm và động cơ sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể lắp ráp nhanh chóng, thuận tiện. Khi đó chỉ cần rót dầu vào thùng chứa, đấu nối nguồn điện tương ứng cũng như bố trí xi lanh là đã có thể làm việc được.

Đối với sàn nâng, bàn nâng nhỏ, tải trọng vật không lớn thì người dùng có thể sử dụng các bộ nguồn mini khá gọn nhẹ và được lắp sẵn.

Những bộ nguồn có tải trọng nâng vật lớn hơn thường được đặt sản xuất và gia công riêng. Nó dùng nhiều trong các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô, kho bãi hàng hóa, xưởng chuyên sản xuất đóng tàu hay nhà máy cơ khí, phân bón, mía đường.

Bộ nguồn thủy lực máy kéo

Sử dụng bộ nguồn thủy lực cho các máy cày, máy kéo vừa đảm bảo lực lớn, lại nhanh chóng, tiết kiệm nhiên liệu. Ngày nay, người ta sử dụng các máy kéo có hệ thống thủy lực để thay có các máy móc kiểu cũ dùng nhiều sức người, động vật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngoài ra, nó còn được dùng nhiều trong các xưởng, nhà máy công nghiệp chuyên sản xuất, chế biến: gỗ, giấy, đóng tàu, cơ khí…

Trạm nguồn máy uốn sắt

Các máy uốn sắt thường yêu cầu về công suất lớn. Vì thế mà trong tất cả các bộ nguồn thủy lực máy uốn sắt thì người ta sẽ sử dụng các van phân phối dầu bằng điện để kết hợp với các xi lanh thủy lực loại lớn cho nhịp nhàng và hiệu quả.

Bộ nguồn dùng cho uốn sắt của EMDN được thiết kế có 2 van phân phối thủy lực tác động lên 4 xi lanh với áp suất, hành trình xác định sẽ hỗ trợ uốn bẻ cong và lơ những thanh sắt, ống sắt có đường kính đa dạng.

Trạm nguồn khi xuất xưởng đến tay của các khách hàng đều được kiểm tra để đảm bảo cấp lực ổn định, công việc uốn sắt thuận lợi, nhanh chóng hơn làm thủ công như trước đây.

Báo giá bộ nguồn thủy lực nhanh chóng

Bộ nguồn thủy lực là một trong những thiết bị đang thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Chính vì những ứng dụng đa dạng, hữu ích của mình mà nó trở nên một phần không thể thiếu của hệ thống vận hành bằng dầu thủy lực.

Nắm bắt được nhu cầu cũng như xu hướng hiện nay của khách hàng, nhiều công ty, đại lý đã tung ra thị trường nhiều bộ nguồn được làm sẵn với đầy đủ các loại công suất, kích thước, chất lượng và giá cả khác nhau. Đây cũng chính là vấn đề khiến nhiều khách hàng cảm thấy lo lắng. Bởi địa chỉ kinh doanh nào uy tín, chất lượng mà họ có thể đặt niềm tin vào.

Có thể bạn quan tâm: Cung cấp bộ nguồn máy ép thủy lực, máy uốn sắt, máy bẻ đai

giá bộ nguồn thủy lực

Giá bộ nguồn thủy lực sẽ bị chi phối và phụ thuộc nhiều vào những yêu tố như: Chất lượng của bộ nguồn, công suất yêu cầu, hãng sản xuất các chi tiết có trong bộ nguồn, thời gian cần để hoàn thành, quá trình vận chuyển cũng như thời giá thị trường.

Quý khách cần tham khảo và lựa chọn những đơn vị báo giá bộ nguồn thủy lực nhanh chóng, bám sát các yêu cầu, thông số thích hợp với hệ thống, chính xác và giá cả phải chăng.

Ngày nay, có không ít công ty có thể làm được những điều này. Nếu khách hàng đang ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ thì gợi ý hàng đầu đó là công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật Đà Nẵng hay còn gọi EMDN.

Đây là một trong những địa chỉ uy tín của cả nước trong nhiều năm liền có thể tư vấn, lên bảng thiết kế, thi công và lắp ráp bộ nguồn thủy lực đảm bảo các thiết bị chính hãng 100%.

Gần 10 năm qua, hàng trăm, hàng ngàn bộ nguồn của công ty mang thương hiệu EMDN đã đi đến nhiều tỉnh thành ở miền Trung và đều hoạt động hiệu quả, năng suất làm hài lòng người sử dụng.

Trạm nguồn thủy lực

Bài viết này cũng sẽ ít nhiều mang lại thông tin bổ ích, giải đáp những câu hỏi của quý khách về bộ nguồn. Chắc hẳn không ít vẫn còn những thắc mắc liên quan đến cụm thiết bị này hoặc giá bộ nguồn thủy lực 220v vì thế đừng ngần ngại mà hãy kết nối với chúng tôi qua số điện thoại hotline: 02363 767 3330982 434 694 để được tư vấn, giải đáp nhiệt tình nhé.

hot line tư động hóa đà nẵng
Chia sẻ