Trong bất kỳ một hệ thống dầu thủy lực nào cũng cần phải có bơm. Bơm thủy lực đóng vai trò trung tâm giống như một trái tim của cơ thể. Bơm khỏe thì hệ thống ổn định. Tuy nhiên, gần đây không ít khách hàng gặp vấn đề bơm thủy lực không lên áp. Nó giống với việc cơ thể đầy đủ tay chân, bộ phận nhưng không có máu chảy bên trong. Tình trạng, bơm vẫn quay mà lưu lượng dầu, áp suất tụt dần khiến xi lanh 1 chiều, xi lanh 2 chiều không tiến – lùi được. Và tất nhiên, chúng tôi thấu hiểu được khó khăn cũng như thắc mắc của quý khách. Bài viết này sẽ dành hoàn toàn dung lượng để lý giải và tìm giải pháp cho vấn đề trên.
Nội dung chính
Bơm thủy lực hay gặp vấn đề không lên áp
Bơm thủy lực được sử dụng trong công nghiệp hiện nay, được phân chia thành 3 loại chính: Bơm piston, bơm bánh răng, bơm cánh gạt.
Nếu như hệ thống thủy lực có công suất cao, yêu cầu lưu lượng và áp suất lớn thì bơm piston được sử dụng. Với những máy móc hay bộ nguồn cần bơm có áp suất và lưu lượng trung bình hoặc thấp thì bơm cánh gạt, bơm bánh răng là lựa chọn phù hợp.
Đặc điểm của từng loại bơm đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong các bài viết trước đây. Nếu khách hàng có nhu cầu thì có thể tìm trên trang và xem lại nhé.
Hầu hết khách hàng khi đến với chúng tôi đều phản ánh tình trạng: Bơm thủy lực không lên áp. Nó xuất hiện sau một thời gian dài sử dụng. Vì sao lại xuất hiện?
Bơm thủy lực sẽ hoạt động trên nguyên lý tăng giảm áp suất nên khi bị rò rỉ sẽ gây ra tình trạng mất áp suất và bất kỳ loại bơm nào cũng như vậy.
Bơm bánh răng, bơm piston còn được gọi là bơm thể tích. Riêng đối với bơm piston thì do cấu tạo bơm có piston nên khi hoạt động piston sẽ dịch chuyển tịnh tiến khắp chiều dài khoang xi lanh để tăng giảm thể tích bơm.Cũng vì đó mà áp suất sẽ tăng, giảm theo.
Bơm bánh răng thì khoang ra, khớp thể tích tăng nên áp suất giảm còn khoang vào do khớp thể tích giảm nên áp suất tăng.
Chính vì tăng giảm thể tích mà bơm thủy lực có thể cung cấp lưu lượng để xi lanh hay máy móc có thể nâng hạ những vật hàng trăm tấn như cánh phản đạp nước, cửa đập hay múc đất đá trong khai thác quặng, xây dựng cầu đường…Nhưng cũng vì vậy mà các sự cố của bơm lại xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân hỏng bơm thủy lực thường gặp
Những nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp hoặc tụt áp
Khi bơm tụt áp suất hoặc không lên áp suất được thì chắc chắn đó là dấu hiệu của việc hư hỏng. Khi thể tích bơm tăng cao thì áp suất sẽ giảm xuống thấp và gây ra các hiện tượng rò rỉ, không áp hoặc tụt áp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên nhưng chúng tôi chỉ giới thiệu và phân tích 4 nguyên nhân thường gặp nhất đó là: rò rỉ, van an toàn không lên áp suất, ăn mòn bề mặt, bộ lọc và cửa đường hút.
1. Rò rỉ bơm
Theo như tổng kết của chúng tôi thì rò rỉ bơm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bơm thủy lực không lên áp. Khách hàng cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng bơm thủy lực cho máy móc hoặc cho trạm nguồn.
Rò rỉ không chỉ xảy ra ở bơm mà còn có thể xảy ra đối với đường ống dẫn dầu, mặt bích, các mối nối, van thủy lực. Chính vì thế mà người điều khiển cần phải thường chuyên
Nguyên nhân của rò rỉ đó là các phớt bị hỏng, gioăng bị xước, lắp không chặt, quấn băng hoặc cao su non không kỹ lưỡng, lắp mặt bích ngược, lắp gioăng hay phớt bị ngược hay có sự mài mòn các bộ phận sau một thời gian sử dụng. Nó đến từ cách lắp, kỹ thuật lắp, thời gian sử dụng và tần suất hoạt động của các chi tiết, phần tử trong hệ thống. Ngoài ra, chất lượng sản xuất các phần tử, chi tiết cũng quyết định phần nhiều đến độ bền của nó và sự rò rỉ của bơm.
Hệ thống thủy lực hoạt động áp suất cao hơn so với hệ thống khí nén, trung bình khoảng 200 bar, lớn thì vài trăm bar.
Nếu bơm thủy lực có nguồn gốc xuất xứ từ Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản có giá thành cao thì tuổi thọ cũng như chất lượng tốt hơn so với các loại bơm giá rẻ, đến từ các hãng sản xuất ít tên tuổi.
Cụ thể là đối với các chi tiết bên trong bơm của Nhật, Đức được bố trí logic, gọn gàng, các gioăng phớt được mài nhẵn, khó xước nên ít hư hỏng. Bơm có thể chạy quá tải, quá công suất trong một thời gian ngắn.
Việc lựa chọn bơm, tính toán và thiết kế bơm phải đáp ứng yêu cầu làm việc. Mỗi người vận hành cần phải có kiến thức về bơm, cách lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản.
Bơm bánh răng dùng cho áp suất thấp và trung bình. Khi lắp bơm nên chú ý đến thứ tự gioăng phớt, gân tăng. Nếu bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào thì bơm sẽ rò rỉ ngay.
2. Mòn bề mặt
Khi bơm không lên áp thì còn có một nguyên nhân và chúng ta không thể bỏ qua đó là mòn bề mặt. Các loại bơm thủy lực như bơm piston, bơm lá, bơm nhông bị ăn mòn, ma sát rất nhiều trong quá trình tạo lưu lượng, áp suất cho bơm.
Hầu hết các sản phẩm bơm của các hãng đều được gia công tỉ mỉ, bóng nhẵn bề mặt và lựa chọn những chất liệu tốt nhất. Nhưng sau một thời gian sử dụng, ma sát sẽ làm các chi tiết, bộ phận bị ăn mòn và rò rỉ.
Đối với từng loại cấu trúc bơm, sự ăn mòn sẽ khác nhau nhưng đều để lại hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động hút- đẩy dầu. Ví dụ như đối với bơm bánh răng thì việc ăn mòn các đỉnh bánh răng, các bề mặt của răng cưa là một điều nguy hại.
Chúng là cho sự ăn khớp của bánh răng chủ động, bánh răng bị động không còn khít, kín như trước. Bề mặt bơm sẽ bị hỏng. Tùy thuộc vào mức độ hư hỏng mà tình trạng rò rỉ bơm sẽ nặng hoặc nhẹ.
Lý do vì sao bề mặt bơm lại bị hỏng, mòn?
Bởi vì, trong quá trình hoạt động, bơm bánh răng phải ra khớp để hút dầu vào khớp liên tục, chèn ép để nén chất lỏng cung cấp cho năng lượng có sự biến đổi bề mặt răng. Áp lực sẽ tăng khi ăn khớp và áp lực giảm khi ra khớp. Nó diễn ra liên tục trong các vòng quay và làm tăng nguy cơ xâm thực, hư hỏng. Giống như chúng tôi có chia sẻ, xâm thực rất nguy hại khi nó phá hủy tất cả máy móc, áp suất có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn bar.
Và tất nhiên, các hãng sản xuất đã nghiên cứu để khắc phục được tình trạng trên. Trên các bánh răng được thiết kế có khe hở giữa đỉnh răng với thân bơm tạo nên một vòng cung tròn để giúp dầu có thể thông với khoang hút. Giữa khoang hút và khoang đẩy có thể làm lỗ thoát hướng kính hay phần làm kín giữa đỉnh răng, thân bơm chỉ được làm kính ở một cung nhỏ. Tuy nhiên, lúc này hiệu suất của bơm sẽ giảm.
Tạo rãnh sẽ giảm ăn mòn tại đỉnh bánh răng vì chỉ ma sát trên 1 cung nhỏ nhưng xảy ra trong một thời gian dài thì mài mòn là điều không thể tránh khỏi. Cùng với đó, khả năng làm kín của bơm không hoàn toàn 100% nên sẽ dẫn đến tụt áp suất.
Đối với bơm piston, tụt áp suất là do sự ăn mòn giữa đầu ty và nòng xi lanh trong 1 thời gian dài. Tốc độ và lượng hao mòn sẽ phụ thuộc vào áp suất và thời gian làm việc của bơm.
Khi bơm làm việc, áp suất cao và lực lò xo là 2 lực ngược lại làm block xi lanh và đĩa phân phối tạo thành khe hở và người ta gọi nêm dầu thủy lực. Và nêm dầu có chức năng đó là tránh ma sát giữa đĩa phân phối và mặt đầu của block xi lanh. Sau một thời gian, chiều dày này tăng lên, liên kết giữa bề mặt đĩa phân phối và màng chất lỏng không giữ được như ban đầu. Cuối cùng thì màng dầu tiếp xúc bị phá vỡ, dầu rò rỉ và bơm sẽ không đủ áp.
Với bơm piston hướng trục, khách hàng cần chú ý đến nhiệt độ. Nhiệt độ cao thì độ nhớt giảm. Bơm sẽ hoạt động với cường độ cao, tốc độ lớn trong thời gian dài nên phát sinh nhiệt độ làm độ nhớt giảm. Nó kéo theo phần tử chất lỏng của nêm dầu, làm kín thủy lực bị vỡ, rò rỉ xuất hiện và bơm mất áp.
3. Van an toàn không lên áp
Van an toàn là một thiết bị vô cùng cần thiết không chỉ đối với bơm thủy lực mà còn cho cả hệ thống. Trong bộ nguồn hay trong bất kỳ hệ thống nào cũng cần có loại van này.
Do chức năng của van đó là đảm bảo áp suất hệ thống luôn ở mức an toàn nên khi cài đặt áp thì nó luôn phải cao hơn so với áp suất làm việc của hệ thống. Vì khi đó, van sẽ tự động mở cửa van để dầu chảy về bể chứa liên tục. Dầu sẽ không đi vào hệ thống mà theo đường dầu riêng biệt để về bể, cho đến khi làm hạ áp suất về mức ổn định thì ngắt.
Nếu cài đặt mức áp thấp hơn hoặc ngang bằng với áp suất làm việc thì tác dụng của van an toàn mất đi. Lúc đó, áp suất của van thấp hơn áp của hệ thống nên khiến bơm không lên áp, tụt áp khi hoạt động.
Điều này cần chú ý khi lắp đặt van an toàn cũng như cài đặt thông số, mức áp lực của van.
4. Bộ lọc và các cửa đường ống hút
Bộ lọc thủy lực là thiết bị có chức năng lọc và phân tách các chất bẩn có trong dầu. Đó có thể là sợi ni lông, bụi bẩn, hạt kim loại… Chính vì thế cứ theo định kỳ mà chúng ta thực hiện vệ sinh sạch sẽ lõi lọc. Nếu không loại bỏ chất bẩn bám trên lõi lọc thì dầu thủy lực vừa không được lọc sạch lại không được thông qua đầy đủ nên bơm thiếu dầu. Bên cạnh đó, khách hàng cần chú ý đến cửa đường hút của bơm, nếu tắc nghẽn cũng sẽ khiến bơm thủy lực không lên áp, nhanh chóng hư hỏng.
Và nó sẽ dẫn đến việc không điền dầu đẩy đủ vào khoang bơm làm lưu lượng bơm và áp lực của bơm sẽ không như công suất thiết kế.
Nghiêm trọng hơn khi nó làm xuất hiện xâm thực – điều mà không một ai mong muốn. Không khí sẽ vào nhiều hơn, bơm có tiếng ồn lớn, rung lắc mạnh. Có một số khách hàng đã gặp phải tình huống này và hỏng bơm do bơm không hút chất lỏng, ma sát trong bơm sinh nhiệt lớn.
Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ thật nhanh với chúng tôi để được mua bơm thủy lực chất lượng cũng như lắng nghe những tư vấn, chia sẻ cũng như hỗ trợ của đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm lâu năm của công ty.
An tâm khi giá tốt lại chất lượng cam kết, hành chính hãng 100% cùng với chế độ bảo hành dài lâu, khách nhé.