Sắp xếp theo

Showing all 2 results

Thiết bị tự động hóa, thiết bị công nghiệp, điện, hệ thống khí nén, thủy lực được đưa vào hoạt động công nghiệp, đời sống là 1 xu thế tất yếu, nó đáp ứng các yêu cầu phát triển hiện nay nhất khi các nước đang phát triển muốn trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại trong thời gian tới.

Thiết bị tự động hóa là gì?

Các thiết bị tự động hóa sẽ mang đến cho con người rất nhiều lợi ích như: làm việc tự động, nâng cao năng suất, đơn giản hệ thống máy móc, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí, công sức, an toàn và thân thiện với môi trường xung quanh. Đối với các nhà máy, xưởng sản xuất thì hệ thống thiết bị tự động hóa hỗ trợ nâng cao năng suất lao động, độ chính xác tăng, sản phẩm có chất lượng cao… nhờ thế mà cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty có cùng ngành hàng.

Tự động hóa tồn tại với nhiều dạng khác nhau: Chế tạo, điều khiển robot, cảm biến tự động, thiết bị điện tử tự động, dây chuyền sản xuất tự vận hành, mạch điều khiển… Đơn giản hơn, tự động hóa là quá trình hoạt động, làm việc mà không có sự tham gia trực tiếp của con người. Thiết bị tự động hóa sử dụng mạch điện truyền động điện để làm nhiệm vụ theo yêu cầu của con người.

Hệ thống tự động hóa là một chuỗi các thiết bị cơ khí, điện và điện tử được kết nối với nhau theo một mạch đã được thiết kế logic, lập trình, nghiên cứu hợp lý. Thiết bị tự động hóa ngày nay rất đa dạng phong phú với nhiều loại, vì thế mà khách hàng cân nhắc lựa chọn sao cho đáp ứng yêu cầu công việc một cách chính xác, hiệu quả nhất

Các thiết bị tự động hóa thường dùng

Một số thiết bị tự động hóa quen thuộc, được sử dụng thường xuyên như:

Biến tần

Biến tần là 1 thiết bị tự động hóa, nó sẽ biến đổi dòng điện 1 chiều hoặc dòng xoay chiều thành dòng điện xoay chiều có tần số, điện áp có thể điều chỉnh được. Lợi ích của việc sử dụng biến tần đó chính là:

+ Tiết kiệm được năng lượng 1 cách hiệu quả, bảo vệ những thiết bị điện có trong 1 hệ thống.

+ Bảo vệ động cơ.

+ Thay đổi được tốc độ động cơ 1 cách linh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghệ.

+ Giảm mài mòn cơ khí.

+ Cuối cùng là năng suất và hiệu quả sản xuất nâng cao.

Biến tần có rất nhiều loại, nếu phân chia dựa trên nguồn điện đầu vào thì ta có biến tần động cơ 3 pha, biến tần động cơ 1 pha. Nếu phân chia dựa trên chức năng thì ta có: Biến tần ngành dệt, biến tần ngành nước, biến tần thang máy, biến tần phòng nổ, biến tần sức căng… Trong các loại trên thì biến tần cho động cơ 3 pha được sử dụng rộng rãi hơn.

EMDN có các loại biến tần chính hãng của Nidec, INVT, ABB, Siemens, Danfoss… Đều là những biến tần nổi tiếng trên thế giới, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Các loại cảm biến

Cảm biến hiểu đơn giản là 1 thiết bị có thể phát hiện và phản hồi từ tín hiệu đầu vào là môi trường vật lý. Đầu vào này là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, áp suất, chuyển động hay bất kỳ 1 hiện tượng khác có trong môi trường. Đầu ra chính là tín hiệu được chuyển đổi thành màn hình để con người có thể đọc được vị trí cảm biến, truyền điện tử qua mạng để đọc, xử lý thêm.

Trên thực tế, chúng ta có nhiều loại cảm biến như: Cảm biến tiệm cận, nhiệt độ, ánh sáng, hồng ngoại, áp suất, gia tốc kế, sóng siêu âm, cảm biến lưu lượng, độ ẩm, độ nghiêng, chạm, cảm biến mức, khói…

Nếu phân chia các loại cảm biến dựa trên nguyên tắc hoạt động thì ta có:

+ Cảm biến vật lý dựa trên đặc tính vật lý của thành phần biến đổi.

+ Cảm biến sinh học dựa trên cách sử dụng hóa chất sinh học mà nó có thể đo, phát hiện được hợp chất sinh hóa.

+ Cảm biến hóa học là dựa trên 1 phản ứng điện hóa để chuyển đổi thành phần, nồng độ của các chất thành tín hiệu.

Cảm biến có nhiều hãng nổi tiếng như: Autonic, OMRON, AIRTAC, PANASONIC, SCHNEIDER… với nhiều loại, nhiều mức giá để người mua có thể chọn lựa.

Thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt là thiết bị điện, nó được dùng trong hệ thống với vai trò là chuyển đổi, điều khiển, bảo vệ mạch điện cùng thiết bị điện an toàn, không gặp các sự cố cháy nổ. Nó là tên gọi chung của các thiết bị như: Bộ ngắt mạch CB, bộ cầu chì, bộ cách ly không tải, MCCB, cầu chì HRC, ELCB, thiết bị chống sắt, máy biến dòng…

Những thiết bị này sẽ kết nối với nhau để thực hiện việc phân phối, truyền tải, chuyển đổi điện năng trong mạch điện 1 cách hiệu quả.

Các thiết bị đóng cắt có chức năng chính là vận chuyển, tạo và phá vỡ các dòng tải thông thường. Nó có thể được xem như một bộ chuyển mạch. Bên cạnh đó, nó còn đảm nhận việc ngắt dòng khi phát hiện có sự cố điện mà các thiết bị cảm biến thông tin. Với mỗi 1 ứng dụng khác nhau thì thiết bị sẽ thực hiện chức năng tương ứng.

EMDN hiện có các thiết bị đóng cắt của Omron, ABB, Chint, PANASONIC… được rất nhiều khách hàng tin tưởng.

Relay – Rơ le

Relay hay còn gọi là rơ le, nó là 1 công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Thiết bị chuyên dùng để đóng cắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển sẽ không thể trực tiếp can thiệp. Vì thế mà người ta dùng rơ le để đóng cắt dòng điện cao áp.

Relay được chia làm 2 trạng thái là off và on, trạng thái này sẽ phụ thuộc vào việc dòng điện có chạy qua rơ le hay không. Một relay sẽ cấu tạo gồm: ngõ ra, ngõ vào, nam châm điện, cầu dẫn động.

Chúng ta có thể phân chia relay dựa trên các yếu tố như: cách mắc, nguyên lý làm việc, đặc tính thông số, xuất xứ, giá thành.

Những loại relay phổ biến trên thị trường là: Relay nhiệt, relay bán dẫn, thời gian, relay bảo vệ dòng, bảo vệ điện áp, điện tử… của Chint, Omron, Schneider…

Bộ xử lý hình ảnh

Bộ xử lý hình ảnh là một thiết bị dùng để xử lý tín hiệu hình ảnh từ các nguồn đầu vào có thể là máy tính, camera hay các đầu thu kỹ thuật số… sau đó sẽ truyền tín hiệu hình ảnh đó đến màn hình led. Muốn bộ xử lý hình ảnh này hoạt động được thì cần gắn thêm card phát trời đi kèm cùng những card thu tín hiệu ở bên trong của màn hình led.

Tùy vào kích thước cũng như độ phân giải màn hình led mà chúng ta chọn bộ xử lý hình ảnh cho phù hợp. Thiết bị này rất cần thiết đối với các hệ thống in ấn tự động tại nhà máy sản xuất thực phẩm, bao bì, xuất bản.

Machine Vision của Delta là thiết bị xử lý hình ảnh được khách hàng đánh giá cao vì dễ dàng quản lý, giám sát dựa trên chính giao diện kết nối với DMV thông qua truyền thông với tốc độ cao, thân thiện với con người.

Servo Motor

Servo motor là 1 hệ thống truyền động điều khiển hồi tiếp vòng kín. Nó nhận tín hiệu và thực hiện nhanh chóng, chính xác theo lệnh từ thiết bị PLC.

Bộ servo sẽ gồm có: 1 điều khiển servo hay còn gọi servo drive, 1 động cơ servo, 1 encoder để phản hồi tín hiệu từ động cơ về bộ điều khiển.

Người ta phân chia servo motor thành 2 loại là: động cơ servo DC, động cơ servo AC. Nếu như động cơ servo AC chuyên dùng xử lý dòng điện cao, ưu tiên dùng hệ thống máy công nghiệp thì DC lại dùng cho ứng dụng nhỏ hơn, thí nghiệm, nghiên cứu.

Thiết bị này được sử dụng để điều khiển vị trí chính xác, điều chỉnh mô-men phù hợp cho ứng dụng khác nhau và thay đổi tốc độ nhanh. Nó còn hỗ trợ nâng hiệu suất hoạt động cao lên đến 90%, ít sinh nhiệt, không dao động. Hoạt động êm ái, tiết kiệm điện nhưng vẫn đảm bảo tốc độ và tần suất cao, nhanh, có thể thay đổi liên tục.

Khách hàng có thể tham khảo các hãng chuyên sản xuất servo motor như: Yaskawa, Mitsubishi, Fuji đến từ Nhật Bản, Schneider của Pháp hay Siemens của Đức…

Bộ lập trình PLC

PLC là tên gọi tắt của cụm từ đầy đủ Programmable Logic Controller nếu dịch ra tiếng Việt thì nó có nghĩa là bộ điều khiển Logic có thể lập trình được. Nếu như bộ điều khiển thông thường có 1 thuật toán nhất định thì PLC có khả năng thay đổi thuật toán tùy biến do người sử dụng viết bằng ngôn ngữ lập trình. Vì thế mà PLC nó cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.

Thiết bị này sẽ dựa vào các tín hiệu ngõ vào, thuật toán điều khiển ở bên trong do con người viết, nó xuất tín hiệu ngõ ra để điều khiển những thiết bị khác trong hệ thống. PLC có thể đóng ngắt contactor để động cơ chạy tiếp hoặc dừng lại, xuất tín hiệu 0-10V cho biến tần để điều chỉnh tốc độ chạy nhanh hoặc chậm của động cơ.

Ngôn ngữ lập trình PLC được ưa chuộng nhất như: STL (Statement List – Liệt kê lệnh) và Ladder logic, LAD (Ladder logic – Dạng hình thang), FBD (Function Block Diagram – Khối chức năng). Để có thể lập trình được PLC thì người kỹ sư ngoài kiến thức được học trên ghế nhà trường thì còn phải tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu và học hỏi trực tiếp tại nhiều hệ thống khác.

EMDN phân phối chính hãng PLC như Omron (Nhật Bản), Siemens (Đức), Mitsubishi (Nhật Bản) hay Delta (Đài Loan) …

Màn hình HMI

Màn hình HMI chính là màn hình Human-Machine-Interface. Nó là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị.

Chính xác hơn là con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì màn hình đó là một HMI. Màn hình HMI được xem là một thiết bị trung gian, giúp con người có thể điều khiển và vận hành thiết bị hay máy móc trong hệ thống nhanh hơn.

HMI có ưu điểm: Thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Thiết bị dễ vận hành, sửa chữa cũng như mở rộng. Tính mềm dẻo, dễ dàng thay đổi và bổ sung thông tin cần thiết. Tính mở là nó có khả năng kết nối nhanh với nhiều loại thiết bị thông quan nhiều loại giao thức.

HMI được phân chia thành HMI truyền thống với thiết bị nhập thông tin, thiết bị xuất thông tin. HMI hiện đại là HMI trên nền nhúng, HMI trên. PC và Window.

Bạn có thể tham khảo HMI của INVT, Schneider, Weintek, Delta, Kinco…Đây đều là những hãng thiết bị lớn, nổi tiếng trên thị trường, chế độ bảo hành tốt.

Contactor – Khởi động từ

Contactor, công tắc tơ hay khởi động từ đều là những tên gọi rất quen thuộc trong ngành tự động hóa. Nó là khí cụ điện hạ áp, chức năng là đóng cắt các mạch điện động lực thường xuyên. Thiết bị điện này tuy nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có nó mà con người có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, hệ thống thiết bị chiếu sáng, tụ bù… không cần trực tiếp mà thông qua nút nhấn, điều khiển từ xa, chế độ tự động.

Khi cần contactor thì bạn có thể nghĩ đến LS, Mitsubishi, Shino hoặc Panasonic.

Bộ nguồn

Bộ nguồn hay bộ nguồn điện là bộ thiết bị được tích hợp sẽ các thiết bị để con người có thể sử dụng vừa đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn hiệu quả. Chức năng của nó là đảm bảo nguồn điện đủ và thông suốt cho hoạt động.

Bộ nguồn giúp phân phối điện năng hiệu quả trong dây chuyền, máy móc hoạt động.

Lợi ích của thiết bị tự động hóa

Thiết bị tự động hóa mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Chúng ta có thể bắt gặp thiết bị này tại các nhà máy, máy bay hay các xí nghiệp, tàu hỏa, tàu cao tốc, tàu thuyền… Nhờ nó đã giúp con người có thể thực hiện được các hoạt động khác nhau tại cùng 1 thời điểm xác định 1 cách chính xác.

Thiết bị tự động hóa đa dạng, nó có nhiều chức năng như:

+ Là thiết bị trung gian, đứng giữa việc giao tiếp của máy móc với con người.

+ Truyền dữ liệu qua cho trình duyệt web

+ Cấp nguồn năng lượng, nguồn điện tự động cho các máy móc, thiết bị làm việc 1 cách ổn định.

+ Tiết kiệm được công sức và thời gian để có thể làm được nhiều công việc khác nhau. Từ đó, các chi phí được giảm, năng suất và sản lượng làm việc tăng lên.

+ Tự động làm việc, đây là điều rất cần thiết nhất là khi các hệ thống làm việc liên tục, máy móc làm việc trong môi trường độc hại, khắc nghiệt.

+ Tự động đóng ngắt các quy trình sản xuất khi đã hoàn thành các công đoạn khác nhau của công việc.

+ Vận hành các phương tiện giao thông như: máy bay, ô tô, tàu cao tốc được ổn định, chắc chắn và an toàn.

Chúng ta không thể nào không nhắc đến lợi ích hàng đầu của tự động hóa là tiết kiệm sức lao động của con người. Bên cạnh đó, nó còn tiết kiệm được năng lượng, nhiên liệu, vật liệu. Nâng cao hiệu quả, chất lượng làm việc với độ chính xác cao nhất.

Tự động hóa ngày này được thực hiện kết hợp với nhiều phương thức khác nhau như: Thủy lực, cơ khí, khí nén, điện tử, máy tính, điện. Không chỉ kết hợp với các máy móc, phương tiện thông thường, nó còn dùng cho các hệ thống phức tạp hơn: tàu ngầm, tàu vũ trụ, tàu chở khách, máy bay…

Ứng dụng của thiết bị tự động hóa

Thiết bị và hệ thống tự động hóa đã và đang được ứng dụng rộng rãi không chỉ trong công nghiệp mà còn trong rất nhiều các hoạt động đời sống con người. Chúng ta có thể kể đến sự tham gia của các thiết bị này trong ngành xử lý nước thải hay dây chuyền sản xuất, giám sát chất lượng thành phẩm, máy đánh sợi, máy đóng gói hay các máy móc chuyên phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thủy hải sản. Không chỉ vậy, nó còn dùng cho các máy in, máy cắt tốc độ cao, các hệ thống lập trình nhúng, hệ thống điều khiển chuyên dụng, máy in 3D, máy cắt CNC hay điều khiển với hệ thống điện toán đám mây. Nó đều giúp các thiết bị làm việc chính xác, năng suất cao, tự động và an toàn, thân thiện với con người, tiết kiệm thời gian và chi phí tốt.

+ Trong lĩnh vực tự động hóa sản xuất: Tự động hóa kết hợp với các thiết bị giúp giám sát năng suất hoạt động tốt hơn.

+ Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải, điều khiển và thiết lập hệ thống đèn tín hiệu từ xa, hỗ trợ phân phối luồng xe di chuyển.

+ Trong đời sống thì chúng ta ứng dụng trong chăn nuôi với việc giám sát sinh trưởng của con vật, hệ thống cấp nước, cám được vận hành tự động theo thiết lập của con người.

+ Công nghệ tự động hóa được ứng dụng trong các lĩnh vực, nó chủ yếu dựa trên chính nhu cầu thị hiếu của thị trường. Các hãng cập nhật liên tục và có nhiều cải tiến, phát minh mới để thiết bị đơn giản hơn nhưng có thể đa nhiệm với các chức năng.

+ Tự động hóa đóng vai trò quan trọng, then chốt để cho kinh tế của nước ta phát triển theo hướng hiện đại hơn.

Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật Đà Nẵng tự hào nhà phân phối và cung cấp thiết bị tự động hóa chất lượng, 100% chính hãng, giá thành tốt phục vụ cho tất cả khách hàng ở mọi miền đất nước. Mọi thắc mắc, khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.